Học cách nín thở lâu chính là chìa khóa để bạn có thể thực hiện bơi lội dưới nước lâu hơn và đặc biệt là bền bỉ hơn. Tuy nhiên, cũng bởi vì khả năng ” nín thở” của mỗi người là khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào sức khỏe của bạn. Hãy cùng luyện tập cách nín thở để thực hiện các bộ môn thể thao khác nhau hiệu quả bạn nhé.
“Học bơi” thì ai cũng có thể học được, tuy nhiên làm thế nào để bơi được xa và lâu đây mới là điều đáng quan tâm. Vì thực tế là nó phải cần quá trình luyện tập thường xuyên điều này nhằm để có thể tăng khả năng ” nín thở”, bài tập giúp tăng sức mạnh của các cơ bắp…Vậy làm sao có thể gia tăng khả năng ” nín thở”, lưu ý rằng bạn cần phải luyện tập theo cách dưới đây nhé.
1. Khả năng chịu đựng của bản thân
Việc đầu tiên trước khi luyện tập là bạn phải kiểm tra khả năng nín thở của bạn đến mức nào. Để làm được điều này cách kiểm tra rất đơn giản:
– Bước 1: Sử dụng 1 chiếc đồng hồ bấm giờ để đo lường độ dài sức chịu đựng ” nín thở” của bạn được chính xác.
– Bước 2: Ngồi hoặc nằm thư giãn, thoải mái nhất.
– Bước 3:: Hít thở chậm rãi, và thật nhẹ nhàng trong vòng 2 phút để làm sao lấy bước đệm chuẩn bị cho quá trình ” nín thở”.
Xem kqbd Viet Nam toi va dem qua moi nhat. Trực tiếp kết quả bóng đá V-League gần đây và xem kqbd Cúp Việt Nam
– Bước 4: Nín thở, đồng thời bấm giờ để đo lường. Làm sao để đến mức độ bạn không thể ” nín thở” thêm nữa, hãy tắt đồng hồ nhé. Yêu cầu từ kết quả đo được, bạn có thể đưa ra kế hoạch luyện tập.
– Bước 5: Nếu kết quả là 1 phút hoặc ít hơn, thì kết quả sau khi luyện tập, bạn có thể giữ hơi được trong 3 phút.
– Bước 6: Nếu kết quả là 1 phút 30 giây, thì bạn có thể đạt mức giữ hơi trong 4 phút sau khi luyện tập đều đặn.
– Bước 7: Còn nếu kết quả nín thở khoảng 2 phút thì chắc chắn sau quá trình luyện tập, bạn sẽ giữ được hơi thở trong 5 phút đó.
Trên đây là chia sẻ mức kết quả đã được thử nghiệm và để kiểm chứng với rất nhiều Swimmer, bạn hãy cố gắng để đạt được kết quả như vậy nhé.
Xem kết quả tỷ số bóng đá Italia gần đây và kqbd Y VĐQG Ý trực tuyến: xem LTĐ, BXH và KQ Serie A sẽ thi đấu tối, đêm nay và rạng sáng ngày mai CHÍNH XÁC.
2. Cách tập nín thở lâu dưới nước
Làm nóng cơ thể và lá phổi trước khi xuống nước
Nguyên tắc đầu tiên trước khi tập nín thở dưới nước là phải làm nóng cơ thể và lá phổi. Bạn nên bắt đầu bằng những động tác khởi động cơ bản. Sau đó tập hít thở theo các bước sau:
- Bước 1: Ngồi thẳng, giữ tư thế thoải mái nhất,
- Bước 2: Hít vào, thở ra theo nhịp thở bình thường trong khoảng 2 phút. Sau khi thở ra, cố gắng nín thở lâu nhất có thể. Khi đạt đến ngưỡng không thể chịu được nữa, hãy hít vào và thở mạnh.
- Bước 3: Tiếp tục duy trì hít sâu, thở đều trong vòng 2 phút.
- Bước 4: Lặp lại toàn bộ quy trình trên từ 3 – 5 lần để làm nóng lá phổi rồi xuống nước.
Tập thực hành nín thở dưới nước
- Bước 1: Bắt đầu di chuyển xuống dưới nước bể bơi.
- Bước 2: Hít một hơi thật sâu bằng miệng sau đó hạ thấp người, giữ cho toàn bộ khuôn mặt nằm dưới mặt nước.
- Bước 3: Dùng ngón tay cái để bịt mũi nếu bạn cảm giác không giữ được hơi thở. Đảm bảo tinh thần lúc này luôn thoải mái, không nghĩ ngợi quá nhiều.
- Bước 4: Nín thở hết cỡ đến khi không chịu được nữa thì bơi đẩy mình lên trên khỏi mặt nước. Thở ra mạnh để đẩy hết khí CO2 ra khỏi cơ thể.
- Bước 5: Trước khi tập nín thở lần 2 dưới nước, bạn nên thực hiện lại chu kỳ làm nóng lá phổi ở trên trong khoảng 5 phút để cung cấp lưu lượng oxy cho cơ thể.
- Bước 6: Đừng quên đo lượng thời gian nín thở dưới nước qua các buổi tập. Khi thực hiện đúng cách và kiên trì, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt của bản thân.
Lưu ý khi học cách nín thở dưới nước
Tập nín thở dưới nước có nhiều nguy cơ rủi ro. Chỉ cần sơ sẩy một chút, bạn có thể bị mất mạng. Vì thế hãy ghi nhớ những lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo quá trình tập luyện luôn an toàn:
- Bước 1: Luôn luôn có người bạn đồng hành/ hoặc huấn luyện viên hướng dẫn khi tập nín thở dưới nước
- Bước 2: Nên tập luyện ở vùng nước nông để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Bước 3: Không nên lặn xuống quá sâu để tập nín thở. Nó sẽ làm cho bạn mất sức, mất oxy khi phải chịu tác động của lực cản dưới nước. Thay vào đó, chỉ cần để mặt úp vừa phải xuống dưới mặt nước.
- Bước 4: Trước khi tập nín thở dưới nước, không nên ăn quá no. Vì điều này sẽ làm cho bạn không thể giữ được hơi thở lâu, làm tiêu tốn oxy trong cơ thể.
- Bước 5: Nên học cách nín thở lâu dưới nước dần dần và thường xuyên, không nên vội vàng.
3. Những tác dụng phụ khi nín thở lâu
Học cách nín thở lâu dưới nước là kỹ năng cần thiết. Song, thực tế việc thường xuyên tập nín thở quá lâu dưới nước hay trên cạn đều không phải là tốt. Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Tác dụng phụ đầu tiên là làm cho nhịp tim thấp do thiếu oxy cung cấp cho cơ thể.
- Điều này làm tăng lượng tích tụ CO2 trong máu.
- Khiến cho cơ thể dễ bị tích tụ khí nitơ trong máu. Nó có thể khiến cho bạn bị ngất đi (trường hợp này thường gặp ở những người lặn biển sâu).
- Gây tác dụng phụ như nguy cơ giảm huyết áp. Nguyên nhân là do khí nitơ trong máu tạo thành bong bóng tích tụ trong máu thay vì đào thải ra ngoài.
- Gây ra tình trạng ngất xỉu, mất ý thức, nguy cơ sắc nước vào phổi khi nín thở quá lâu dưới nước.
- Hoặc có thể là gây ra phù phổi do chất lỏng tích tụ trong phổi khi hít vào ở dưới nước.
- Điều này còn dẫn đến xuất huyết phế nang hoặc chảy máu trong phổi.
- Gây ra tình trạng nguy cơ chấn thương phổi, có thể dẫn đến xẹp phổi toàn bộ.
- Ngoài ra còn làm mất lưu lượng tuần hoàn máu đến tim, khiến cho trái tim khỏe mạnh của bạn bị ảnh hưởng, thậm chí là ngừng tim.
- Tình trạng cơ thể dễ bị tích tụ các loại oxy phản ứng nguy hiểm (ROS) do lượng oxy trong máu quá thấp kéo dài, sau đó lại đột ngột bổ sung oxy lớn, làm hỏng DNA.
- Tình trạng có thể gây tổn thương não do S100B – một loại protein thoát ra khỏi máu đi vào não khi tác tế bào bị tổn thương.
Nín thở lâu không chỉ là một hành động thú vị và đầy thử thách. Mà đôi khi nó còn là “phao cứu sinh” quan trọng để cứu bạn khỏi một số tình huống nguy hiểm dưới nước. Hi vọng cách nín thở lâu dưới nước mà Minchico chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trang bị được kỹ năng tốt nhất cho bản thân mình.