Chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động kinh tế của một quốc gia. Vậy bạn có biết chính sách tài khóa là gì, các loại chính sách tài khóa và tác động của nó đến nền kinh tế? Nếu chưa rõ, thông tin thị trường sẽ giải đáp kỹ hơn cho bạn đọc ngay sau đây.
Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa (Fiscal policy) là một công cụ kinh tế vĩ mô do Chính phủ sử dụng nhằm ảnh hưởng đến quy mô hoạt động kinh tế. Chính phủ thay đổi mức thuế và chi tiêu để đạt được các mục tiêu kinh tế tổng quát như tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả và tạo việc làm. Chính sách tài khóa là quyền hạn của Chính phủ, không được chấp thuận cho các cấp chính quyền địa phương.
Các loại chính sách tài khóa
Vậy phân loại chính sách tài khoác là gì, như thế nào? Chính sách tài khóa có hai dạng chính: Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tài khóa thắt chặt. Mỗi loại này có tác động khác nhau đến nền kinh tế vĩ mô.
Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng, còn được gọi là chính sách tài khóa thâm hụt, là khi Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, hoặc kết hợp cả hai. Chính sách tài khóa mở rộng giúp cải thiện sản lượng kinh tế, tăng tổng cầu và tạo thêm việc làm cho người lao động, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.
Chính sách tài khóa mở rộng thường được áp dụng trong tình hình suy thoái kinh tế, tăng trưởng chậm, sự không phát triển và gia tăng thất nghiệp trong xã hội. Thường kết hợp với chính sách tiền tệ, chính sách này tạo nền tảng để ổn định và phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thắt chặt thực hiện bằng cách giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, hoặc kết hợp cả hai. Chính sách tài khóa thắt chặt giúp giảm sản lượng kinh tế, giảm tổng cầu. Chính sách này được áp dụng khi kinh tế phát triển quá nhanh, tỷ lệ lạm phát tăng cao và không ổn định, nhằm đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Tác động của chính sách tài khóa tới nền kinh tế là gì?
Chính sách tài khóa có tác động đến nền kinh tế thông qua các yếu tố sau đây:
Tác động đến tổng cầu: Chính sách tài khóa là một công cụ của Chính phủ để tác động đến tổng cầu và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa giúp duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định. Trong trường hợp kinh tế đang trải qua suy thoái hoặc quá “nóng”, chính sách tài khóa sẽ giúp đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng.
Phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế: Chính sách tài khóa cung cấp hai công cụ quan trọng để Chính phủ có thể phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế. Điều này cho phép nhà nước tập trung vào phát triển các lĩnh vực trọng điểm của đất nước.
Phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân: Chính sách tài khóa giúp điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản và rủi ro từ thị trường. Điều này tạo ra một sự ổn định xã hội, tạo điều kiện an toàn cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế.
Đạt được mục tiêu phát triển kinh tế: Chính sách tài khóa giúp đạt được mục tiêu chính yếu của đất nước, bao gồm tăng trưởng kinh tế và phát triển nền kinh tế.
Mặc dù chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế. Vậy ảnh hưởng tiêu cực của chính sách tài khóa là gì? Đó là:
Chậm trễ về thời gian: Thường thì Chính phủ cần một khoảng thời gian đáng kể để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu thông qua thống kê và phân tích dữ liệu. Sau đó, cần thêm thời gian để đưa ra chính sách hoàn chỉnh và cuối cùng là thời gian để chính sách đó có hiệu quả.
Khả năng không hiệu quả của chính sách tài khóa: Chính phủ không thể biết chính xác quy mô tác động của việc điều chỉnh chi tiêu lên nền kinh tế, mà chỉ có thể dựa vào dữ liệu cũ.
Nguy cơ gia tăng lạm phát: Trong tình huống kinh tế suy thoái, sản lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao, chính sách tài khóa gia tăng chi tiêu của Chính phủ có thể dẫn đến tăng lạm phát, thậm chí tăng nợ.
Xem thêm: Quy luật lưu thông tiền tệ là gì, có vai trò gì?
Xem thêm: Quy luật cung cầu: Cung là gì? Cầu là gì?
Vừa rồi, bài viết đã giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi chính sách tài khóa là gì, sơ lược về bản chất, công cụ, mục tiêu và tác động của chính sách này đối với tăng trưởng kinh tế. Hy vọng bạn đọc đã biết thêm được những nguồn kiến thức mới cho mình.